19-23h tối nay (14/12), mưa sao băng Geminids đạt cực đại,
với tần suất sao băng có thể tới 120 vệt/h trong điều kiện quan sát tốt.
Theo Hội thiên văn Nghiệp dư
Hà Nội (HAS), hàng năm, mưa sao băng Geminids là một đợt mưa lớn trong
năm. Năm nay, mưa sao băng Geminids kéo dài từ ngày 7 -18/12. Và vào tối
nay (14/12) đến rạng sáng mai (15/12) là thời gian mưa sao băng
Geminids đạt cực điểm, với tần suất lên đến 120 vệt/h.
Mưa sao băng thường xuyên xuất hiện trên bầu trời nhưng chỉ quan sát được trong điều kiện thời tiết lý tưởng. Theo
giờ Việt Nam, vào khoảng 19-23h tối nay, mưa sao băng sẽ đạt cực điểm,
đúng với tần suất 120 vệt/h. Tuy nhiên, đây là quãng thời gian trên bầu
trời vẫn có nhiều ánh sáng, gây ảnh hưởng tới việc quan sát, cho nên,
theo HAS, để có dịp chiêm ngưỡng sao băng, các bạn trẻ yêu thiên văn nên
quan sát sau nửa đêm, tức khoảng rạng sáng 15/12.
Mưa sao băng
xuất hiện thường xuyên trên bầu trời, nhưng không dễ dàng để quan sát
hiện tượng này, bởi điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế,
các bạn cần lưu ký một số điều kiện sau khi quan sát mưa sao băng kỳ
này: Càng tránh xa ánh sáng đô thị bạn càng có thể trông thấy nhiều sao
băng, tần số sao băng xuất hiện ở khu vực trong lành và ít ánh sáng sẽ
nhiều hơn.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quan sát,
kể cả áo khoác, găng, tất, mũ ấm, kem chống muỗi, đồ ăn và nước uống …
nếu bạn có kế hoạch quan sát suốt đêm dài trong tiết trời đông này.
Sao băng mà chúng ta trông thấy trên bầu trời giống như những vệt sáng xẹt ngang giữa nền trời sao trong khoảnh khắc từ vài phần giây đến vài giây rồi biến mất. Đó là kết quả của những mảnh vật chất, thiên thạch... nhỏ trong vũ trụ rơi vào khí quyển Trái Đất và bị bốc cháy đó là những giải thích đơn giản còn nếu giải thích chính xác hơn lại theo lý thuyết vật lý phức tạp thì nhiệt độ sinh ra sự cháy này không chỉ từ sự ma sát và phần lớn là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển, phần khí bị nén mạnh ngay phía trước vật thể đang di chuyển cực nhanh và tạo ra các sóng sung kích và kết quả của việc các sóng xung kích sau khi "va chạm' với các phần tử của không khí thì nhiệt độ của các sóng xung kích tăng lên tới hàng ngàn độ và làm cho những thành phần của vật chất bị nung nóng đến phát sáng. Sự nén này đôi khi mang lại kết quả làm những sao băng lớn vỡ làm nhiều mảnh trước khi tan biến. |
Theo BĐVN