Đại hồng thủy Đại hồng thủy (hay
hồng thủy) là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong
truyền thuyết của nhiều
tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một
trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của
Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của
loài người.
Đại hồng thủy trong Kinh ThánhChương 7 và 8 của
Sách Sáng thế miêu tả đại hồng thủy xảy ra là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự suy
đồi đạo đức của loài người. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao
nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục
trong 157 ngày. Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót
cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con
thuyền Nô-ê.
Các câu chuyện đại hồng thủy khắp thế giớiTrận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại với tư cách là một sự kiện
lịch sử hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân tộc khác nhau trên thế
giới. Những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng: họ đã rất
kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất rất lâu đã truyền từ
đời này sang đời khác “truyền thuyết” về một trận lũ lụt khủng khiếp
trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm cực kỳ giống với những gì được
ghi chép trong sách Bible. H.S. Bellamy trong tác phẩm “Những Mặt trăng,
Thần thoại và Con người” ước tính có gần 600 “huyền thoại” về Đại hồng
thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia,
Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales,
Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản
riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu.
Giả thuyết khoa học----------------------------------------------------------------
Giả thuyết mới:Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá những đại dương khổng lồ nằm ẩn
sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất. Họ tuyên bố đã khám phá nhiều
khối nước khổng lồ bên dưới bề mặt trái đất và cho rằng có hai đại dương
ngầm, và đây chính là nguyên do gây ra thảm họa được kể trong các
“truyền thuyết” Đại hồng thủy khắp thế giới.
Khám phá của Giáo sư Wysession cho thấy tồn tại ít nhất hai đại dương
ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và Bắc Mỹ, có tâm điểm nằm tại
Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Giáo sư nói:
“Đặc điểm giảm dần đặc
biệt của sóng địa chấn theo chiều dọc rõ ràng cho thấy sự hiện diện của
nước. Đặc điểm này tương ứng với nước”.Các nhà nghiên cứu cũng đã thiết kế mô hình 3D của khu vực dựa theo
cơ sở dữ liệu thăm dò độ sâu. Họ cho rằng các đại dương ngầm này có
lượng nước không kém Bắc Băng Dương. Nước được xác định ở dưới độ sâu từ
1.200 km đến 1.400 km. Viện sĩ Eric Galimov, Giám đốc Viện Địa hóa học
và phân tích giải tích Vernadsky ở Mátxcơva, đánh giá lý thuyết của Giáo
sư Wysession là “hoàn toàn đáng tin cậy”.
Cách đây khoảng 60 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester
nước Anh cũng đã tuyên bố tìm thấy nước biển ngầm dưới bề mặt trái đất.
Họ tìm thấy dấu vết của nước khi phân tích khí CO2 phun lên từ độ sâu
khoảng 1.500 km. Đây là một kiến thức quan trọng, tuy nhiên dường như
người ta không hề biết tới.
Giả thuyết cũKhái niệm Đại hồng thủy được các nhà khoa học định nghĩa như là sự
biển tiến vào các vùng lục địa thấp do
khí hậu Trái Đất ấm dần và băng tan (
gián băng) ở hai cực trong một khoảng thời gian 8 - 10 nghìn năm trước của
lịch sử Trái Đất. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã xác định khá chính xác các lần biển tiến, và
biển lùi do
khí hậu Trái Đất biến đổi dựa vào các công trình nghiên cứu
khảo cổ học,
địa chất học,
lịch sử học...
Đối nghịch với Đại hồng thủy là thời kỳ thuộc
thời kỳ băng hà, khi đó Trái Đất có nhiệt độ thấp khiến lượng nước của các
đại dương mất dần do lượng băng được bổ sung liên tục vào khu vực đất liền mà không có tan chảy.
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức
của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên
có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người
thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt
loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch
địa cầu.Những câu chuyện về Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại với tư
cách là một sự kiện lịch sử hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân
tộc khác nhau trên thế giới. Những nhà truyền giáo từ cổ chí kim đều kể
lại rằng: họ đã rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều dân tộc từ rất
rất lâu đã truyền từ đời này sang đời khác “truyền thuyết” về một trận
lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm cực kỳ giống
với những gì được ghi chép trong sách Bible. H.S. Bellamy trong tác phẩm
“Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người” ước tính có gần 600
“huyền thoại” về Đại hồng thủy trên toàn thế giới. Các nền văn minh cổ
đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc,
Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất
cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn
toàn cầu.
Nội dung chính của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy trong Sáng Thế Ký như sau:
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo
đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường
xuyên có những ý nghĩ và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài
người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy
diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy
sạch địa cầu. Thần lựa chọn Noah vì ông còn đạo đức tốt đẹp và cho ông
biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra. Thần dạy ông đóng một con tàu để cứu
bản thân, gia đình, những người khác và các cặp đôi động vật, đồng thời
tích trữ nhiều thức ăn trên tàu. Rồi cơn Hồng Thủy thình lình xuất
hiện, mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, nước ngập tràn trái đất, ngập cả
những đỉnh núi cao. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất đều bị hủy diệt.
Rồi Noah thả chim bồ câu ra để thử xem nước rút chưa. Lần đầu tiên chim
quay về vì không có gì ngoài mặt nước mênh mông. Lần thứ 2 chim ngậm
cành ôliu bay về nghĩa là nước đang rút dần. Lần thứ 3 bồ câu không bay
về nữa vì nước đã rút và nó đã tìm thấy đất liền. Sau cơn Hồng Thủy,
Noah và những người sống sót khác đã sinh sôi lại loài người.
Những phiên bản khác của “truyền thuyết” Đại Hồng Thủy hầu hết đều có
các chi tiết cụ thể rất tương đồng với câu chuyện Đại Hồng Thủy trong
Bible trên. Ví dụ:
1. Sự cảnh báo về Trận Lụt sắp tới, 2. Về việc đóng một chiếc tàu trước khi sự việc xảy ra, 3. Sự bảo tồn nhiều cặp đôi của các loài động vật, 4. Về việc cứu sống những gia đình, 5. Dùng cách thả chim để xác định xem liệu mực nước đã rút xuống hay chưa.Sự giống nhau đến mức đáng kinh ngạc giữa các truyền thuyết về Đại
Hồng Thủy được tìm thấy ở tất cả mọi vùng miền trên toàn thế giới đã chỉ
ra rằng: tất cả chúng phải bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc – một sự
kiện toàn cầu, chỉ vì lưu truyền quá lâu đời cho nên mới có một vài điểm
khác biệt nhỏ mà thôi.
Chúng ta hãy so sánh giữa ghi chép về Đại hồng thủy trong quyển Bible với ghi chép của người Babylon xưa.
Quyển sách BIBLE | Câu chuyện BABYLON |
Genesis 6:19 Và ngươi hãy mang lên tàu mỗi giống loài một cặp đôi, để chúng được sống cùng ngươi | Lấy mầm sống của tất cả các loài sinh vật và đưa lên tàu |
Genesis 7:1 Bước lên tàu Genesis 7:16 Đóng cửa lại
| Tôi lên tàu và đóng cánh cửa lại |
Genesis 8:8 Ông thả một con bồ câu… Nhưng con bồ câu không tìm thấy chốn dừng chân nào cả, và nó quay về | Tôi thả một con chim bồ câu … Con bồ câu bay đi, rồi quay trở lại, bởi nó không tìm thấy nơi nào để nghỉ cánh, cho nên nó quay về |
Genesis 8:7 Ông thả một con quạ, nó bay đi bay về cho đến khi nước trên mặt đất rút khô | Rồi tôi thả một con quạ ra. Nước đang rút dần đi. Nó ăn và nó bay đi bay về. Rồi nó không trở về nữa |
Dưới đây là bảng phân tích 35/~600 câu chuyện Đại Hồng Thủy đã được thống kê trên toàn cầu.
Bảng phân tích nội dung các câu chuyện Đại Hồng Thủy khắp toàn cầu. Nhấn vào hình ảnh để phóng lớn.Ron Wyatt và đằng sau là tàn tích hóa thạch của con tàu Noah “huyền
thoại”. Phát hiện này của Ron Wyatt đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công
nhận vào năm 1987. Địa điểm tại độ cao 2.000m trên mực nước biển thuộc
dãy núi Ararat này đã trở thành Công viên Quốc gia Noah’s Ark của Thổ
Nhĩ Kỳ, và được xem là Báu vật quốc gia của họ Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với
thế giới rằng: các cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận khám phá của nhóm
thám hiểm Ron Wyatt là sự thật. Vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi
Ararat tại độ cao 2.000m trên mực nước biển ấy đã được chính phủ Thổ Nhĩ
Kỳ công nhận đúng thật là Con tàu Noah, và tuyên bố khu vực này đã trở
thành công viên quốc gia, và là báu vật quốc gia. Có lẽ đây là phát hiện
khảo cổ vĩ đại nhất trong lịch sử chứng tỏ thảm họa Đại hồng thủy là có
thật.
Vậy nước lụt đến từ đâu? Cái gì đã gây ra thảm họa Đại hồng thủy nhấn chìm trái đất trong biển nước mênh mông?Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá những đại dương khổng lồ nằm ẩn
sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất. Họ tuyên bố đã khám phá nhiều
khối nước khổng lồ bên dưới bề mặt trái đất và cho rằng có hai đại dương
ngầm, và đây chính là nguyên do gây ra thảm họa được kể trong các
“truyền thuyết” Đại hồng thủy khắp thế giới.
Khám phá của Giáo sư Wysession thật sự đáng kinh ngạc: Có bằng chứng
cho thấy tồn tại ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu –
Á và Bắc Mỹ, có tâm điểm nằm tại Trung Quốc và phía Nam Hoa Kỳ. Giáo sư
nói:
“Đặc điểm giảm dần đặc biệt của sóng địa chấn theo chiều dọc
rõ ràng cho thấy sự hiện diện của nước. Đặc điểm này tương ứng với
nước”.Hình ảnh về khối nước ngầm dưới lòng châu Á, Nga, và một phần nhỏ
dưới Bắc Mỹ. Đây là những quốc gia có sức mạnh hạt nhân lớn nhất thế
giới.
(Ảnh: National Geographic) Các nhà nghiên cứu cũng đã thiết kế mô hình 3D của khu vực dựa theo
cơ sở dữ liệu thăm dò độ sâu. Họ cho rằng các đại dương ngầm này có
lượng nước không kém Bắc Băng Dương. Nước được xác định ở dưới độ sâu từ
1.200 km đến 1.400 km. Viện sĩ Eric Galimov, Giám đốc Viện Địa hóa học
và phân tích giải tích Vernadsky ở Mátxcơva, đánh giá lý thuyết của Giáo
sư Wysession là
“hoàn toàn đáng tin cậy”.
Cũng nên lưu ý rằng cách đây khoảng 60 năm, các nhà nghiên cứu tại
Đại học Manchester nước Anh cũng đã tuyên bố tìm thấy nước biển ngầm
dưới bề mặt trái đất. Họ tìm thấy dấu vết của nước khi phân tích khí CO2
phun lên từ độ sâu khoảng 1.500 km. Đây là một kiến thức quan trọng,
tuy nhiên dường như người ta không muốn biết tới.
Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật Theo truyền thuyết, Đại hồng thủy là sự trừng phạt của
Thần đối với sự suy đồi và độc ác của loài người. Nhiều bằng chứng tìm
được gần đây đã cho thấy, các biến cố đó là có thật.
Truyền thuyết về Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa như Lưỡng Hà, Babylon, Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại…
“Truyền thuyết” nổi tiếng nhất là trận Đại hồng thủy được ghi trong
sách Sáng Thế ký. Thần quyết định xóa sổ loài người vì tội ác của họ,
nhưng lại cứu Noah vì ông có đạo đức. Thần đã dạy ông cách đóng một con
thuyền lớn để tự cứu mình, một số ít người khác, cùng với các loài động
vật.
Một “truyền thuyết” được coi là cổ xưa nhất về Đại hồng thủy được ghi
lại trong cuốn sách đá của nền văn minh Lưỡng Hà. Thần Enki đã cảnh báo
vua Ziusudra thành Shuruppak (một triều đại cách đây 5.000-6.000 năm,
nay thuộc lãnh thổ Iraq) rằng Thượng đế sẽ tiêu diệt loài người bằng một
trận lụt ghê gớm. Thần Enki đã mách cho vua Ziusudra cách đóng một con
thuyền lớn, nhờ đó Ziusudra đã thoát nạn.
Phần đánh dấu màu vàng đậm trong hình là khu vực
Lưỡng Hà xưa kia. Khu vực này là của những nền văn minh sớm nhất mà con
người biết đến. Đặc điểm chung của các nền văn minh này là đều xuất hiện
đột ngột với trình độ rất cao ngay từ đầu. Trong “truyền thuyết” Babylon cổ xưa, người anh hùng Gilgamesh thuộc
xứ Uruk muốn trở thành bất tử giống như tổ tiên của mình là UtNapishtim.
Chính ông đã cảnh báo cho Gilgamesh biết sắp có trận lụt lớn. Gilgamesh
đã học được cách đóng một cái tàu lớn để đưa gia đình, bạn bè và tài
sản của mình lên đó để tránh Trận Lụt.
Cuốn sách
Luật lệ của Plato cũng đã nói về Trận Lụt lớn xuất hiện trước thời của ông khoảng 10.000 năm.
Truyền thuyết Hồ Ba Bể ở Việt Nam cũng liên quan đến đại hồng thủy.
Thần Giao Long hóa thân thành một bà lão ăn mày đi dự hội “Vu Già” cầu
Phật, do thấy người đời không có lòng nhân từ nên đã dâng nước nhấn chìm
tất cả. Chỉ có hai mẹ con người góa phụ cho bà ăn mày ăn ngủ nhờ là
được cứu. Thần đưa cho họ 2 vỏ trấu (sau đó biến thành thuyền) và một
nắm tro để rải xung quanh ngôi nhà của mình. Khu đất đó không bị chìm
trong nước và ngày nay là đảo Po-già-nải ở giữa Hồ Ba Bể.
Những phát hiện khoa họcCác cuộc khai quật ở khu vực nền văn minh Lưỡng Hà (thuộc nước Iraq
ngày nay) đã phát hiện nhiều dấu vết như lớp bùn trầm tích, hay các hóa
thạch liên quan đến trận đại hồng thủy.
Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Wooley trong
khi khai quật ở khu vực phía Nam vùng đất Lưỡng Hà (được coi là nơi sinh
Abraham, tổ phụ của dân Do Thái) đã phát hiện các vỉa bùn sâu nằm dưới
nước. Ngoài ra còn có nhiều dấu vết nhà cửa vật dụng bằng gốm chìm dưới
tầng bùn.
Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của một chiếc tàu lớn
trên một đỉnh núi cao gần 2.000m tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đó là chiếc
tàu nổi tiếng của Noah, được ghi chép trong sách Sáng Thế ký.
Như vậy, có thể khẳng định những trận Đại hồng thủy trong quá khứ là có thật.Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây ra chúng.
Họ cho rằng vào cuối kỷ Băng hà (kéo dài từ 2,5 triệu năm đến 10.000 năm
trước Công nguyên), nhiệt độ của trái đất rất thấp. Băng hà bao phủ
toàn bộ bắc bán cầu. Sau đó, những khối băng cực lớn bắt đầu di chuyển,
khối lượng ước chừng 30 triệu km2. Những núi băng khổng lồ đè nặng lên
vỏ trái đất gây lún sụt ở nơi này và trồi lên ở nơi khác, tạo ra những
vùng đất như Scandinavia, Scotland, Canada… Khi đó, mực nước biển rất
thấp (thấp hơn hiện nay 120-150 m); châu Á và Bắc Mỹ nối liền nhau qua
eo biển Bering. Thời kỳ cuối cùng của kỷ Băng hà cách đây 10.000 năm,
khí hậu trái đất nóng lên làm băng tan và mực nước biển dâng nhanh là
nguyên nhân gây ra Đại hồng thủy nhấn chìm nhiều vùng đất.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá những đại dương ngầm khổng lồ
nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất, và họ cho rằng đây chính
là nguyên do gây nạn Đại hồng thủy trong các “truyền thuyết” ấy. Các
khảo sát sử dụng sóng địa chấn cho thấy có ít nhất hai đại dương ngầm
bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và đại lục Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng các đại dương ngầm có lượng nước không
kém hai đại dương vùng cực. Vì một lý do nào đó (động đất, chuyển động
vỏ trái đất…), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi
nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày, gây
ra Đại hồng thủy và sau đó lại ngấm xuống các đại dương bên trong lòng
đất.
Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho
đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương
lai cho các thế hệ mai sau.Teoberto Maler (12/1/1842 – 22/11/1917) là nhà thám hiểm nổi tiếng người Úc gốc Đức.
Ông đã cống hiến cả đời mình để khám phá và ghi chép lập hồ sơ tư liệu
về các di tích của nền văn minh Maya.
Mặc dù nền văn minh
Maya rất nổi tiếng và đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên việc khảo sát
nghiên cứu về nó đến tận ngày nay vẫn còn ở mức độ sơ khai. Còn rất
nhiều địa điểm nằm trong rừng sâu đến nay hầu như vẫn chưa được khám
phá. Vào cuối thế kỷ 19 Teoberto Maler đã tiên phong khảo sát và lặn lội
vào những địa điểm sâu trong rừng để nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu,
thậm chí ở lại đến vài tháng, ăn ngủ trong rừng giữa các tàn tích Maya.
Dưới đây là một bức ảnh ông chụp được tại 1 trong những địa điểm đó.
Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người
Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong
rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó. Đó là một tấm phù điêu trên đá của người Maya. Nó minh họa một ngôi đền đã bị phá hủy bởi động đất, một người
đàn ông đang chết đuối, một núi lửa đang phun trào, những cơn
sóng thần cuộn dâng cao, một người đàn ông đang trốn chạy trên một con thuyền.
Tổng thể bức phù điêu bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy: đó là một trận
Đại Hồng Thủy.
Bức phù điêu này rõ ràng mô tả về một sự kiện mà người Maya đã được
kể cho nghe, câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nó làm
người ta nhớ đến những thành phố dưới đáy biển như Yonaguni (Nhật Bản),
Guanahacabibes (Cuba), vịnh Cambay (Ấn Độ), vv…
Ở khắp các vùng miền và tất cả các dân tộc trên thế giới đều có những
câu chuyện về một đại thảm họa, một trận Đại hồng thủy tương tự như
nhau. Các thống kê cho thấy, trên khắp thế giới có khoảng 600 câu chuyện
Đại Hồng Thủy, với những chi tiết rất giống nhau.
Hầu hết các câu chuyện đều đại ý kể rằng: Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng
đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Các vị thần đã
kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng. Các
thần vì vậy quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn
Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch và tịnh hóa địa cầu. Các Thần lựa chọn
những người còn đạo đức tốt đẹp và cho biết trước Đại thảm họa sắp xảy
ra, dạy họ đóng những con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người
khác và các vật nuôi của họ. Sau cơn Hồng Thủy, những người sống sót
sinh sôi lại loài người và trở thành ông tổ của các nền văn minh mới.
Người Inca có “huyền thoại” rằng, họ là con cháu của một nền văn minh đã bị hủy diệt.
Phần 3 của Popol Vuh kể về sự sáng tạo ra nhân loại, sự di cư, và buổi bình minh đầu tiên của con người.
Sacsayhuaman, Peru.
Dễ dàng nhận thấy kỹ thuật chế tác đá của
người thượng cổ cao siêu như thế nào. Những khối đá nặng hàng chục tấn,
được đẽo gọt hoàn hảo và vừa khít với nhau, giữa chúng hoàn toàn không
có khe hở. Nền văn minh hiện nay của chúng ta không thể làm được như
vậy.Ở Sacsayhuaman có những cấu trúc mà người ta thường gọi là “pháo đài”
(xem hình). Các bức tường của nó được xây dựng bằng những khối đá rất
lớn, có hình dạng rất khác nhau, nhưng lại vừa vặn khít với nhau hết sức
hoàn hảo, và thực tế là không hề có một khe hở nào cả. Kiểu kiến trúc
như thế không đẹp nhưng rất ổn định và kiên cố. Vì vậy các nhà nghiên
cứu cho rằng chủ nhân công trình thượng cổ này đã cố ý xây dựng như vậy
để chống động đất.
Tuy
nhiên, kỳ lạ là kiến thức xây dựng ấy lại rất phổ biến vào những thời
kỳ cổ xưa. Ta có thể thấy kiểu ghép nối đá đặc biệt này ở nhiều công
trình thượng cổ trên khắp thế giới.
Điều đó cho thấy là những chủ nhân của các công trình đá ấy có nhiều
kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bí ẩn về loại thảm họa này, loại thảm
họa mà có liên quan trực tiếp đến tấm phù điêu Maya kể trên.
Ở Sacsayhuaman, Peru, còn có những tàn tích rất bất thường, xem hình bên:
Lối giải thích thông thường cho thứ trong bức ảnh ấy, là rằng người
làm ra nó đã ngẫu nhiên tạo ra một số biểu tượng có hình dáng cầu thang
lộn ngược.
Nhưng những người can đảm hơn thì hiểu rằng đây là cầu thang bình
thường của một kiến trúc lớn, vô cùng cổ xưa. Một thảm họa đã phá hủy,
lật nhào nó, để lại tàn tích mà chúng ta thấy trên hình.
Thiên tai này tất nhiên là rất lớn.
Những khối đá khổng lồ dị thường tại Sacsayhuaman. Ảnh của Erich Von Däniken.Hình
bên trái là Von Däniken đứng bên cạnh khối đá để cho thấy độ lớn của
nó. Lực cần thiết để lật nhào những khối tường và cầu thang đá cực cổ
xưa này rõ ràng là rất lớn.Ảnh chụp khác của chiếc cầu thang lộn ngược ở trên (lấy từ một trang web du lịch)Đây là 3 hình ảnh chi tiết nữa của những khối đá bất thường tại
Sacsayhuaman. Chúng có vị trí như ngày nay, nếu không phải do một chấn
động dữ dội nào đó, thì là do điều gì?
Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách
nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ
mai sau.