November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
Latest topics | » [Download] WWE Smackdown 23/8/2013 by The Legend Killer Fri Aug 23, 2013 3:45 pm
» [Download] TNA iMPACT Wrestling 22/8/2013 Hardcore Justice by The Legend Killer Fri Aug 23, 2013 3:14 pm
» [Download] WWE Raw 19/8/2013 by The Legend Killer Fri Aug 23, 2013 11:50 am
» [Download] WWE SummerSlam 2013 by The Legend Killer Fri Aug 23, 2013 11:29 am
» [Photos] SmackDown 23/8/2013 by The Legend Killer Fri Aug 23, 2013 11:07 am
» [Photos] RAW 19/8/2013 by The Legend Killer Thu Aug 22, 2013 11:19 pm
» [Online] Backlash 2016 by The Legend Killer Thu Aug 22, 2013 9:46 pm
» (Bàn Luận) SummerSlam 2013 by The Legend Killer Fri Aug 16, 2013 10:11 pm
» (Download) RAW 12/8/2013 by The Legend Killer Fri Aug 16, 2013 7:57 pm
» (Online) RAW 12/8/2013 by The Legend Killer Fri Aug 16, 2013 7:53 pm
|
Statistics | Diễn Đàn hiện có 54 thành viên Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: tranthuks44@gmail.com
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 4042 in 928 subjects
|
Thống Kê | Hiện có 8 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 8 Khách viếng thăm Không Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 83 người, vào ngày Wed Oct 02, 2024 3:47 am |
|
| Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
ThiênThầnTrắng
Posts : 850 TEs : 6085 Điểm nổi tiếng : 25 Join date : 16/10/2011 Age : 32 Đến từ : Điện Biên yêu dấu
Tài sản của tôi My Group: Huân Chương & Championship Belt:
Pet:
| Tiêu đề: Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 Mon Oct 17, 2011 7:51 pm | |
| First topic message reminder :
Phần VI - Chương - 1 -
Năm 1808 hoàng đế Alekxandr đến Erfurt để hội kiến với hoàng đế Napoléon một lần nữa, và trong giới thượng lưu tai mắt ở Petersburg người ta bàn tán rất nhiều về cuộc gặp gỡ long trọng và vĩ đại này. Năm 1809 hai vị chúa tể của thế giới - như hồi ấy người ta thường gọi Napoléon và Alekxandr - đã thân thiết với nhau đến nỗi vào năm ấy, khi Napoléon tuyên chiến với Áo, thì một quân đoàn Nga liền được diễu qua biên giới để phối hợp tác chiến với kẻ thù cũ là Bonaparte nhằm chống lại kẻ đồng minh cũ là Áo hoàng; đến nỗi trong giới thượng lưu người ta bàn tán rằng có lẽ Napoléon sẽ kết hôn với một người em gái của Hoàng đế Alekxandr. Nhưng ngoài các vấn đề đối ngoại ra thì hồi ấy công chúa Nga đặc biệt tha thiết quan tâm đến những cuộc cải cách chính trị bấy giờ đang được tiến hành trong khắp các lĩnh vực của bộ máy cai trị trong nước. Trong khi đó cuộc sống, cuộc sống thật của con người với những điều thiết thân về sức khoẻ, bệnh tật, công việc, nghỉ ngơi, với những vấn đề tư tưởng, khoa học, thi ca, âm nhạc, tình yêu, bạn bè, tình bạn, thù hằn, dục vọng, vẫn trôi qua như thường lệ, bất chấp và vượt qua mọi sự thân thiện hay hiềm khích về chính trị với Napoléon Bonaparte, vượt qua mọi cuộc cải cách ở trên đời, công tước Andrey đã hai năm nay không rời khỏi chốn thôn quê. Tất cả những biện pháp mà Piotr đã nghĩ ra để cái cách điền trang nhưng không thu được lấy một kết quả gì, vì chàng cứ luôn luôn nhảy từ việc này sang việc khác, tất cả những biện pháp đó công tước Andrey đều đã thực hiện, tuy không cho ai biết và cũng không phải hao hơi tốn sức cho lắm. Chàng là người có được đến một mức rất cao cái tính kiên trì thực tiễn mà Piotr vốn thiếu, cho nên tuy chẳng phải ra sức gì mấy chàng vẫn làm cho công việc tiến hành có kết quả. Ba trăm nông nô thuộc một điền trang của chàng được chuyển thành nông dân tự do (đó là một trong những tấm gương đầu tiên ở Nga), còn ở các điền trang khác thì lực dịch được thay thế bàng địa tô ở Bogutsarovo công tước Andrey xuất tiền thuê một bà đỡ để trông nom các sản phụ và trả lương cho một ông linh mục để dạy cho con cái nông dân và gia nô biết đọc biết viết. Công tước Andrey dành một nửa thời giờ để về Lưxyê Gorư sống bên cạnh cha già và đứa con trai nhỏ bây giờ đang giao cho các bà vú em coi sóc, còn một nửa thời giờ thì chàng ở "tu viện Bogutsarovo" - như cha chàng vẫn gọi điền trang của chàng. Tuy có nói với Piotr rằng rất hờ hững đối với các biến cố bên ngoài trên thế giới, chàng vẫn kiên tâm theo dõi các biến cố đó, chàng gửi mua về rất nhiều sách và khi có những người mới ở Petersburg về thăm chàng hay cha chàng, chính chàng cũng lấy làm lạ rằng những con người sống ngay giữa luồng nước xoáy của cuộc đời ấy về mặt hiểu biết những sự kiện ngoại giao và nội trị đang diễn ra lại kém xa một người nằm lỳ ở thôn quê như chàng. Ngoài những công việc điền trang, ngoài việc đọc đủ các loại sách ra, công tước Andrey bây giờ còn chủ tâm phân tích và phê phán hai chiến dịch thất bại vừa rồi của quân ta và soạn ra một dự án cải cách quy chế và luật lệ của quân đội. Mùa xuân năm 1809 công tước Andrey đi đến các điền trang của con trai ở Ryazan do chàng đảm dương việc trông coi. Dưới ánh nắng xuân ấm áp, chàng ngồi trên xe ngựa, đưa mắt ngắm những ngọn cỏ mới mọc, những nhánh lộc bạch dương mới nhú và những làn mây trắng đầu tiên của mùa xuân lơ lửng trên nền trời xanh trong sáng. Chàng không nghĩ gì hết, chỉ vui vẻ và vô tư lự ngắm cảnh bên dường. Cỗ xe kiệu đi qua chỗ bến phà, nơi mà cách đây một năm chàng đã nói chuyện với Piotr, rồi đi qua một cái làng lầy lội, những khoảng sân đập lúa, những cánh đồng lúa mì mùa đông đang lên. Xe lăn theo con đường thoai thoải đi xuống một chiếc cầu còn đọng lại ít tuyết, rồi lại leo lên một cái dốc đất sét trơn lầy đi qua những dải đất đầy những gốc rạ và những bụi cây lác đác đâm chồi xanh, rồi tiến vào một khu rừng bạch dương chạy dài hai bên đường. Trong rừng rất ấm, phần nào, nóng bức nữa là khác; không có lấy một hơi gió thoảng qua. Những cây bạch dương lốm đốm những khóm lá xanh mọng đứng im lìm không lay động, và những ngọn cỏ non, những bông hoa tím nhạt đã nhú lên trên lớp lá vàng rụng từ năm ngoái. Mấy cây thông nhỏ mọc lác đác trong khóm bạch dương, màu lá ngàn đời xanh thẳm của nó khiến người ta nhớ lại mùa đông mà bực mình. Chạy vào đến rừng, mấy con ngựa kéo xe thở phì phò, mình càng toát mồ hôi nhiều hơn trước. Anh hành bộc Piotr nói với người xà ích một câu gì đó không rõ và người xà ích khen phải. Nhưng hình như Piotr chưa thoả mãn với sự đồng tình của người xà ích: anh ta xoay người trên ghế đánh xe, ngoảnh về phía chủ mỉm cười lễ phép nói: - Thưa đại nhân, thật là khoan khoái. - Cái gì? - Bẩm thật là khoan khoái ạ. "Anh ta nói gì thế nhỉ? - Công tước Andrey nghĩ thầm - Phải chắc là nói về mùa xuân, - chàng nghĩ, mắt nhìn sang hai bên đường. - Ừ cảnh vật mới đó mà đã xanh rờn, chóng quá! Bạch dương, điêu lê và cả xích dương nữa, đều đã bắt đầu, còn cây sồi thì vẫn chưa thấy gì. Phải đây, đúng là một cây sồi rồi". Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Có lẽ nó già gấp mười lần những cây bạch dương mọc thành khóm rừng này, nó to gấp mười và cao gấp đôi mấy cây bạch dương ấy. Đó là một cây sồi rất lớn hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đấy những vết sứt sẹo. Với những cánh tay to sù sì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Chỉ có một cây sồi là không chịu đón lấy mùa xuân và ánh nắng. Mùa xuân, tình yêu, hạnh phúc! - Cây sồi già như muốn nói thế - Làm sao cái điều dối trá khờ khạo và điên rồ như thế mà mãi các người không chán! Quanh đi quẩn lại chỉ có thế, và vẫn chỉ là một sự dối trá mà thôi! Làm gì có mùa xuân, có ánh nắng, có hạnh phúc? Kìa, các người nhìn xem, những cây thông chết cằn chết rụi, bao giờ cũng vẫn thế, và ta nữa, đang đang những ngón tay rạn gãy, sây sát từ lưng ta, từ sườn ta mọc lên; xưa kia nó mọc như thế nào thì ta bây giờ cũng như thế, và ta không tin vào những mềm hi vọng và những sự dối trá của các người. Công tước Andrey ngoái cổ lại cây sồi mấy, lần trong khi xe đi qua khóm rừng, dường như chờ đợi ở nó một cái gì. Dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ, nhưng nó vẫn thế, cau có, lầm lỳ, què quặt và kiên gan đứng im lìm giữa đám hoa cỏ ấy. "Phải, cây sồi nó nói phải, một ngàn lần phải, - công tước Andrey nghĩ, - Để cho người khác, những người còn trẻ, họ lao vào sự dối trá ấy, còn chúng mình thì đã biết đời rồi, - cuộc đời của chúng mình hết rồi"! Và một loạt những ý tưởng mới mẻ. Vô hi vọng nhưng buồn buồn dìu dịu do cây sồi gợn lên nảy sinh trong tâm hồn công tước Andrey. Trong chuyến hành trình này, chàng như đã suy nghĩ lại cả cuộc đời của mình và một lần nữa chàng lại đi đến cái kết luận trước kia, một cái kết luận đượm màu bi quan nhưng cũng làm cho lòng chàng dịu lại, là bây giờ chàng không nên mưu đồ một cái gì nữa hết, rằng chàng phải sống nốt cho hết cuộc đời mình, không làm điều xấu, không ưu tư, không ước muốn gì nữa.
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
ThiênThầnTrắng
Posts : 850 TEs : 6085 Điểm nổi tiếng : 25 Join date : 16/10/2011 Age : 32 Đến từ : Điện Biên yêu dấu
Tài sản của tôi My Group: Huân Chương & Championship Belt:
Pet:
| Tiêu đề: Re: Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 Mon Oct 17, 2011 7:58 pm | |
| Phần VI
Chương - 25 -
Sức khoẻ và tính khí của công tước Nikolai Andreyevich Bolkonxki trong khoảng một năm gần đây, sau khi con trai ông ra đi đã suy nhược đi rất nhiều. Ông càng dễ cáu bẳn hơn trước, và những cơn giận vô cớ của ông phần lớn đều đổ lên đầu công tước tiểu thư Maria. Lão công tước như cố nhắm những chỗ dễ xúc phạm nhất của nàng để giày vò cho nàng đau đớn về tinh thần một cách thật tàn nhẫn. Có hai cái mà tiểu thư Maria say mê, và do đó cũng là hai niềm vui của nàng, là cháu Nikolai và tôn giáo; và cả hai đều bị lão công tước đưa ra làm đề tài để chế giễu. Đang nói chuyện gì ông cũng lái vào cái tính hay mê tín của các cô muộn chồng hay thói nuông chiều làm hư trẻ con. "Chị muốn làm cho nó, công tước Andrey cần một đứa con trai, chứ không cần con gái làm gì?" Công tước nói. Hoặc trước mặt tiểu thư Maria ông hỏi cô Burien có thích mấy ông Pop(1) không, có thích các tượng thánh của Nga không, rồi quay ra đùa cợt… Ông làm cho công tước tiểu thư Maria rất tủi cực nhưng nàng không hề phải cố gắng tí nào để tha thứ cho cha. Chả nhẽ cha nàng lại có thể có lỗi đối với nàng, chả nhẽ người cha mà dù sao nàng cũng biết là yêu quý nàng, lại có thể bất công ư? Và công bằng là gì? Công tước tiểu thư không bao giờ nghĩ đến cái đanh từ đầy kiêu căng này: "công bằng". Đối với nàng tất cả những luật lệ phức tạp của loài người đều quy lại thành một luật lệ đơn giản và rõ ràng: luật lệ của tình thương và lòng hy sinh, luật lệ của Đấng đã từng vì tình thương mà đau khồ cho nhân loại mặc dù bản thân Người là Thượng đế. Sao nàng lại phải nghĩ đến sự công bằng hay không công bằng của những người khác? Bản thân nàng cần phải đau khổ và yêu thương, và nàng đã là như thế. Vào mùa đông, công tước Andrey về Lưxye Gorư. Chàng hiền hoà, vui vẻ, và dịu dàng. Từ lâu công tước tiểu thư Maria biết về tình yêu của mình. Trước khi ra đi công tước nói chuyện rất lâu với cha về việc gì không rõ, tiểu thư Maria nhận thấy rằng trước khi chia tay hai người đều không bằng lòng nhau. Công tước Andrey đi được ít lâu, công tước tiểu thư Maria từ Lưxye Gorư viết thư về Petersburg cho bạn là Juyly Karaghina, người mà nàng mơ ước ghép duyên với anh nàng, hiện nay đang có tang, vì anh cô ta vừa tử trận ở Thổ Nhĩ Kỳ. "Juyly, người bạn đáng yêu và dịu dàng của tôi. Hẳn số phận chung của chúng mình là phải buồn khổ. Sự tổn thất của chị kinh khủng quá, đến nỗi tôi không biết tự cắt nghĩa bằng cách nào ngoài cách coi đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế vì yêu thương nên muốn thử thách chị và người mẹ rất đáng kính đáng yêu của chị. Ôi bạn ạ, tôn giáo, và chỉ có tôn giáo mới cắt nghĩa cho chúng ta hiểu những điều mà con người không thể hiểu được nếu không nhờ vào tôn giáo: vì đâu những con người trung hậu, cao thượng, biết tìm hạnh phúc trong cuộc sống, không những không làm hại cho ai mà lại còn cần cho hạnh phúc của người khác, những người như vậy đều về với Chúa, trong tư thế chàng. Nay không những chị ấy đã để lại cho chúng tôi và nhất là cho công tước Andrey một nỗi thương xót và nhớ nhung vô cùng trong sạch, mà có lẽ ở trên kia chị ấy còn được về nơi mà tôi cũng chẳng dám hy vọng là mình sẽ được. Nhưng dù không nói đến một mình Liza, thì cái chết quá sớm và khủng khiếp này, tuy vô cùng bi thảm, cũng đã có một ảnh hưởng hết sức tốt lành cho tôi và anh tôi. Hồi ấy, trong giờ phút tổn thất, những ý nghĩ này không đến với tôi; hồi đó có chăng tôi cũng đã hoảng sợ xua đuổi đi, nhưng bây giờ điều đó đã rõ ràng, chắc chắn quá. Bạn ơỉ, sở dĩ tôi viết cho bạn tất cả những điều này chẳng qua cũng là để bạn tin tướng vào cái chân lý trong Phúc âm đối với tôi đã trở thành một quy tắc sống: không có một sợi tóc nào rơi xuống mà lại không do ý chí của Người. Mà ý chí của Người thì chỉ hướng theo lòng yêu thương không bờ bến của Người đối với chúng ta, cho nên dù việc xảy ra cho chúng ta đi nữa, thì việc đó cũng chỉ vì muốn tốt cho chúng ta mà thôi. Chị hỏi mùa đông năm sau chúng tôi có ở Moskva không? Tuy rất mong mỏi được gặp chị, nhưng tôi chắc rằng không và cũng không muốn thế. Chị sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sở dĩ như vậy là vì Bonaparte cả. Số là thế này, chị ạ: sức khoẻ của cha tôi kém đi rõ rệt, ông cụ không thể chịu nổi những lời cãi lại, và trở nên cáu bẳn. Sự cáu bẳn này, như chị cũng biết, phần lớn nhằm vào các vấn đề chính trị. Cha tôi không thể chịu nổi khi nghĩ rằng Bonaparte đang giao thiệp bình đẳng với tất cả các quốc vương châu Âu và nhất là với hoàng thượng của chúng ta, người hậu duệ của Ekaterina vĩ đại! Như chị đã biết, tôi vốn hoàn toàn dửng dưng đối với các vấn đề chính trị, nhưng qua những lời nói của cha tôi và những câu chuyện giữa ông cụ với Mikhian Ivanovich tôi được rõ tất cả những sự việc đang diễn ra trên thế giới và nhất là tất cả những sự trọng vọng mà Bonaparte được hưởng, và hình như trên khắp địa cầu chỉ còn ở Lưxye Gorư không thừa nhận y là một vĩ nhân, cũng không thừa nhận là hoàng đế nước Pháp. Cha tôi không chịu được tình trạng này. Tôi có cảm tưởng rằng phần chính là do quan điểm của ông cụ đối với các vấn đề chính trị và vì thấy trước rằng cái tác phong nói thắng ý kiến của mình ra không e ngại gì cả sẽ dẫn đến những cuộc xung đột, cho nên cha tôi không ưa nói đến chuyện đi Moskva. Tất cả những kết quả tốt mà việc dưỡng bệnh đem lại cho cha tôi đều bị tiêu huỷ trong những cuộc tranh cãi về Bonaparte là những cuộc tranh cãi không sao tránh khỏi. Dù sao thì vấn đề này chẳng bao lâu nữa cũng sẽ được giải quyết. Cuộc sống gia đình của chúng tôi vẫn như cũ, duy chỉ có vắng anh Andrey mà thôi. Như tôi đã viết thư để chị rõ, anh ấy gần đây đã thay đổi rất nhiều. Sau nỗi đau buồn ấy, mãi cho đến năm nay anh ấy mới bình phục hẳn về tinh thần. Tính tình anh ấy trở lại giống như hồi còn nhỏ: hiền lành, dịu dàng, với tấm lòng vàng mà tôi chưa hề thấy ai có. Tôi thấy hình như anh ấy đã hiểu rằng cuộc đời đối với anh ấy chưa phải đã chấm dứt. Nhưng trong khi anh ấy thay đổi về tinh thần như thế thì về thể chất anh ấy yếu đi rất nhiều. Anh gầy hơn trước, thần kinh lại hay bị khích động hơn. Tôi lất lo cho anh ấy và lấy làm mừng rằng anh ấy đã chịu đi du lịch theo lời bác sĩ đã khuyên từ lâu. Tôi hy vọng rằng chuyến đi này sẽ làm cho anh ấy bình phục lại. Chị có viết cho tôi rằng ở Petersburg người ra cho anh ấy là một trong những người thanh niên, hoạt động, có học thức và thông minh nhất. Chị lượng thứ cho lòng tự hào của một người em gái nhé: chưa bao giờ tôi có ý hoài nghi điều đó. Không thể nào kể cho hết những công ơn của anh ấy: mọi người, bắt đầu từ nông nô của anh cho đến những người quý tộc. Ở Petersburg họ nghĩ như vậy là phải thôi. Tôi lấy làm ngạc nhiên không hiểu sao những tin đồn nói chung từ Petersburg đưa về Moskva lại như thế, và nhất là những tin đồn sai lạc như là tin anh tôi lấy cô bé Roxtov. Tôi không tin rằng Andrey lại có thể lấy ai, nhất là lại lấy cô ấy. Sở dĩ tôi không tin, thứ nhất là vì tôi biết rằng tuy anh ấy ít khi nhắc đến người vợ xấu số, nhưng nỗi buồn khổ của sự tổn thất ấy đã bắt rễ quá sâu vào lòng anh ấy, cho nên anh ấy không nỡ nào nghĩ đến chuyện tìm một người kế bước Liza và một người dì ghẻ cho chú thiên thần nhỏ của chúng tôi. Thứ hai là vì theo chỗ tôi biết thì cô thiếu nữ đó không phải thuộc hạng phụ nữ mà công tước Andrey có thể ưa thích. Tôi không tin rằng công tước Andrey lại chọn cô ta làm vợ và cũng xin nói thật là tôi không muốn thế. Nhưng tôi mải viết quá, đã hết tờ thứ hai rồi. Chào chị nhé, cầu xin Chúa hãy phù hộ cho người bạn rất đáng quý của tôi. Bạn tôi là cô Burien có gửi cho chị một cái hôn. Maria" Chú thích: (1) Linh mục chính giáo. |
| | | ThiênThầnTrắng
Posts : 850 TEs : 6085 Điểm nổi tiếng : 25 Join date : 16/10/2011 Age : 32 Đến từ : Điện Biên yêu dấu
Tài sản của tôi My Group: Huân Chương & Championship Belt:
Pet:
| Tiêu đề: Re: Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 Mon Oct 17, 2011 7:58 pm | |
| Phần VI
Chương - 26 -
Vào giữa mùa hạ công tước tiểu thư Maria nhận được một bức thư không ngờ của công tước Andrey từ Thuỵ Sĩ gửi về, trong đó công tước cho nàng biết một tin kỳ lạ và đột ngột. Công tước Andrey cho nàng biết rằng mình đã đính hôn với cô Roxtov. Từ đầu chí cuối bức thư đều toát lên một tình yêu bồng bột, tha thiết đối với người vợ chưa cưới và một lòng hữu ái tin cậy đối với em gái. Chàng viết rằng chưa bao giờ chàng yêu như bây giờ, rằng chỉ đến bây giờ chàng mới hiểu và biết được cuộc sống; chàng xin em gái tha thứ cho chàng khi ghé về Lưxye Gorư đã không cho nàng biết việc này, tuy có nói với cha. Sở dĩ chàng không nói với em gái là vì nếu thế thì nữ công tước Maria sẽ xin cha ưng thuận, và tất sẽ không đạt được mục đích mà lại còn làm cho cha phát bẳn lên, và sẽ phải chịu đựng tất cả gánh nặng của sự cáu bẳn đó. Vả chăng dạo ấy công việc chưa quyết định hẳn hoi như bây giờ. "Hồi ấy cha định ra cho anh thời hạn là một năm, và đến nay đã được sáu tháng, tức một nửa thời hạn đã qua, và anh vẫn giữ vững ý định hơn bao giờ hết. Giá các bác sĩ đừng giữ anh lại đây để an dưỡng, thì anh đã trở về Nga rồi, nhưng bây giờ anh phải hoãn ngày về lại ba tháng nữa. Em biết rõ anh và biết anh đối với cha như thế nào. Anh không cần điều gì ở cha hết, xưa nay anh vẫn độc lập và bao giờ anh cũng sẽ độc lập nhưng làm một việc trái với ý cha, khiến cho cha phải tức giận trong khi có lẽ cha không còn ở với chúng ta được mấy lâu nữa, thì hạnh phúc của anh sẽ sụp đổ mất một nửa. Bây giờ anh cũng viết thư cho cha về việc này và xin em chọn một lúc thuận lợi để trao thư cho cha, rồi cho anh biết thái độ của cha đối với tất cả những điều này, và báo cho anh rõ có thể hy vọng cha giảm bớt thời hạn đi ba tháng không?" Sau khi lưỡng lự, hoài nghi và cầu nguyện rất lâu công tước tiểu thư Maria trình bức thư cho cha. Ngày hôm sau lão công tước điềm tĩnh nói với nàng. - Con hãy viết thư bảo anh con là hãy đợi khi nào ta chết rồi hẵng hay… không lâu nữa đâu, chỉ ít nữa là thoát thôi… Công tước tiểu thư Maria muốn nói lại một câu gì đấy, nhưng cha nàng không cho nói và mỗi lúc một to tiếng: - Cưới vợ đi, cưới vợ đi, anh bạn ạ… Dòng dõi quý phái nhỉ? Toàn là những người thông minh cả đấy nhỉ? Giàu có lắm đấy nhỉ? Phải. Thằng Nikolenka sẽ có được một mụ dì ghẻ thật ra hồn. Mày viết thư bảo nó là thôi, mai cưới đi cũng được. Con bé ấy sẽ làm dì ghẻ thằng Nikolenka, còn tao thì tao lấy con Burienka… Ha, ha, ha, để cho nó cũng có dì ghẻ với chứ! Chỉ có một điều là trong nhà tao không cần bọn đàn bà nữa; cứ lấy vợ đi, rồi ở riêng ra. Có lẽ hay là mày cũng đi với nó nốt? - Lão công tước nói với con gái. - Thế thì gửi Chúa, chúc các người lên thiên đường bình an… lên đường bình an!… Sau trận lôi đình này công tước không lần nào nhắc đến việc ấy nữa. Ông cố đè nén nỗi bực tức đối với cái nhược điểm của thằng con trai, nhưng nó lại càng lộ rõ ra trong cách ông đối xử với con gái. Thêm vào những đề tài chế giễu trước kia bây giờ lại có một đề tài mới - câu chuyện dì ghẻ và những cử chỉ ân cần đối với cô Burien. - Việc gì tao lại không lấy cô ta? - Ông nói với con gái - Cô ta sẽ làm một bá tước phu nhân xuất sắc. Và trong thời gian gần đây công tước tiểu thư Maria bắt đầu ngạc nhiên và chẳng hiểu ra làm sao nữa khi nhận thấy rằng cha quả nhiên bắt đầu ngày càng gần gũi cô thiếu nữ Pháp. Tiểu thư viết thư cho anh nói rõ cha đã tiếp bức thư của chàng như thế nào, nhưng nàng cố an ủi anh và cho chàng hy vọng rằng nàng sẽ làm cho cha thuận lòng. Nikolenka và việc dạy dỗ nó, Andrey và tôn giáo là những niềm an ủi và vui sướng của công tước tiểu thư Maria; nhưng ngoài ra, vì mỗi người vốn đều cần có những hy vọng riêng, trong đáy sâu của tâm hồn mình, tiểu thư Maria có một ước mơ và hy vọng thầm kín vốn là mềm an ủi lớn nhất trong đời nàng. Ước mơ và hy vọng đó là do những "con người của Chúa" đem lại cho nàng. Đó là những người ngây dại và những người hành hương vẫn bí mật đến gập nàng, không cho lão công tước biết. Tiểu thư Maria càng sống, nàng càng thể nghiệm và quan sát cuộc đời thì lại càng lấy làm lạ về sự thiển cận của con người đi tìm khoái lạc và hạnh phúc trên thế gian này: họ làm lụng vất vả, họ đau khổ, họ vật lộn và làm hại lẫn nhau để đạt đến cái hạnh phúc không thể nào có được, hư ảo và xấu xa đó. "Công tước Andrey yêu vợ, vợ chết anh ấy vẫn chưa thấy đủ, anh ấy muốn gắn bó hạnh phúc của mình vào một người đàn bà khác. Cha không ưng thuận vì cha muốn Andrey tìm đám nào quý phái và giàu có hơn. Và họ đều vất vả, đau khổ, dằn vặt và làm hư hỏng lính hồn mình, linh hồn bất diệt của mình để đạt đến một lạc thú chốc lát, không những chính chúng ta biết điều đó mà thôi, Đấng Cơ đốc, con của Đức chúa trời đã xuống cõi trần để nói với chúng ta rằng cuộc sống này là một cuộc sống phù du, là một thử thách, thế mà ta cứ bám vào nó và mong tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống này. Tại sao không có ai hiểu nổi điều đó? - tiểu thư Maria nghĩ - Không có ai cả, ngoài những con người của Chúa bị người ta khinh rẻ đó, những người vác bị trên vai đến với ta bằng cổng sau, sợ bị công tước trông thấy, nhưng không phải sợ bị người hành hạ mãng nhiếc mà là sợ khiến cho Người phạm tội lỗi. Rời bỏ gia đình, quê hương: từ bỏ mọi sự lo toan về lạc thú ở đời này, không bận bịu điều gì, và để rồi mình mặc chiếc áo rách tươm, mang một cái tên giả đi từ nơi này sang nơi khác, không làm hại ai và cầu nguyện cho người, cầu nguyện cả cho cả những người xua đuổi mình cũng như những người che chở mình: không có chân lý nào cao hơn chân lý này, không có cuộc sống nào cao hơn cuộc sống này nữa!" Có một người hành hương tên là Fodoxyuska một bà già năm mươi tuổi, bé nhỏ, trầm lặng, mặt rỗ, đã ba mươi năm nay đi chân không và mang xiềng. Nữ công tước Maria đặc biệt yêu quý người này. Có một lần trong gian phòng tối mờ mờ dưới ánh sáng leo lét của mỗi một ngọn đèn thờ, khi Fodoxyuska kể lại đời mình, công tước tiểu thư bỗng có một ý nghĩ rằng chỉ một mình Fodoxyuska tìm được con đường sống đúng đắn, và ý nghĩ này đến với nàng mãnh liệt đến nỗi nàng đã quyết định chính mình cũng sẽ lang thang đi hành hương. Khi Fodoxyuska đã đi ngủ, nữ công tước Maria suy nghĩ hồi lâu về việc này, và cuối cùng quyết định rằng tuy điều đó có vẻ kỳ lạ thật, nhưng nàng cần phải đi hành hương. Nàng chỉ thổ lộ ý định này với thầy sám hối(1) của nàng là cha Akinfi và linh mục này tán thành ý định của nàng. Lấy cớ là để làm quà cho các bà hành hương, công tước tiểu thư Maria tữ sẵn cho mình cả một bộ đồ hành hương: một chiếc áo thụng, một đôi thảo hài, một cái áo kaftan và một chiếc khăn đen. Nhiều khi, lại gần chiếc tủ bí mật đựng các thứ đó, nữ công tước tiểu thư Maria phân vân không biết đã đến lúc thực hiện ý định của nàng chưa. Nhiều khi đang nghe những câu chuyện của các bà hành hương, nàng thấy lòng mình như bốc cháy trước những lời lẽ giản dị, đối với họ thì rất tự nhiên, nhưng đối với nàng thì bao hàm một ý nghĩ sâu sắc, đến nỗi đã mấy lần nàng đã sẵn sàng từ bỏ tất cả và trốn đi. Trong trí tưởng tượng làng đã thấy mình đi với Fodoxyuska, mình mặc áo vải thô, tay câm gậy và vai mang bị bước trên con đường cát bụi, không ganh tị, không có tình yêu trần tục, không có dục vọng, viếng hết vị phúc lộc này đến vị phúc lộc khác, và cuối cùng đi đến tận nơi không còn buồn khổ, không còn tiếng thở dài, chỉ có một mềm hoan lạc vĩnh viễn. "Ta sẽ đến một nơi nào đó, sẽ cầu nguyện, rồi chưa kịp quen người mến cảnh ta sẽ lại đi nơi khác. Và ta sẽ đi cho đến khi nào chân ta khuỵu xuống, ta sẽ nằm xuống và sẽ chết ở một nơi nào đó, rồi cuối cùng ta sẽ đến cái bến vĩnh viễn, sóng yên gió lặng, nơi không còn buồn khổ, không còn tiếng thở dài?" - Nhưng sau đó, khi trông thấy cha và nhất là thằng Nikolenka bé bỏng, nàng lại mủi lòng, về phòng riêng khóc một mình và cảm thấy mình là kẻ có tội: nàng đã yêu cha và cháu nhỏ hơn cả Chúa! Chú thích: (1) Người linh mục có trách nhiệm xưng tội.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 | |
| |
| | | | Tiểu Thuyết chiến tranh và hòa bình phần 6 | |
|
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| | .levelbg{line-height: 13px;background: url(/users/2211/12/43/96/album/levelc10.png) no-repeat;width: 120px; height: 13px;padding-top: 2px;padding-left: 2px;}
| |